Hội nghị Nhận diện chiêu bài lừa gạt đồng bào dân tộc thiểu số sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao.
Hội nghị Nhận diện chiêu bài lừa gạt đồng bào dân tộc thiểu số sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao.
Sáng ngày 26-03/2025, UBND xã Đăk Na tổ chức Hội nghị Nhận diện chiêu bài lừa gạt đồng bào dân tộc thiểu số sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao. Cuộc họp do đồng chí Nguyễn Thanh Thủy-Chủ tịch UBND xã chủ trì.
Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy-Chủ tịch UBND xã phát biểu
Hội nghị mời các công dân bị lừa đảo đi Campuchia làm việc nhẹ lương cao, vừa được giải cứu từ Campuchia về, chia sẻ câu chuyện, thủ đoạn bị lừa đảo để cộng đồng thôn làng nắm, nhận diện, từ đó cảnh giác.
Quang cảnh các đ/c Bí thư chi bộ, thôn trưởng, già làng, người có uy tín Mặt trận và các ban ngành đoàn thể thôn trên địa bàn xã dự và nghe lãnh đạo UBND xã triển khai
Trước đó, tháng 8-2024, A Nhanh cùng A Kun (2005, trú thôn Ba Ham, xã Đăk Na) và A Kiên (2005, trú thôn Long Tum, xã Đăk Na) vào Bình Dương làm công nhân. 2 tháng sau, A Nhanh lên mạng tìm kiếm công việc và được một đối tượng môi giới thiệu công việc với mức lương 1.000 USD/tháng. Sau đó, cả 3 công dân nói trên đến cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) làm giấy tờ thì bị các đối tượng lừa đưa qua Campuchia.
Anh A Nhanh (áo đen) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về gia đình
Tại Campuchia, 3 công dân bị thu điện thoại, giam giữ trong phòng, làm các công việc như tạo nhóm lừa đảo qua mạng, tải app lừa đảo… Do kỹ năng công nghệ thông tin kém, ngôn ngữ, giọng nói đặc trưng của người địa phương nên cả 3 không thực hiện được chỉ tiêu mà các đối tượng quản lý giao nên thường xuyên bị đánh đập, bỏ đói.
Đến ngày 20-2-2025, A Kun và A Kiên trốn thoát được ra ngoài và được người dân giúp đỡ đưa về địa phương vào ngày 24-2. Riêng A Nhanh cũng đã trốn thoát, nhưng bị Cảnh sát Thái Lan tạm giữ. Do đó, lực lượng chức năng đã phối hợp hỗ trợ đưa A Nhanh về nước và đến chiều 23-3, A Nhanh được đưa về địa phương.